Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

KẾT BÓNG ĐÁ , TRỰC TIÊP BÓNG ĐÁ , XEM BÓNG ĐÁ SOPCAST XEM ONLINE TRỰC TUYẾN , BÓNG ĐÁ TRỰC TUYẾN , BONG DA .COM


Bóng đá Việt Nam: Bỏ chuyên nghiệp, chơi phong trào?
 
SoiKeo.com – Một giải futsal với vỏn vẹn 8 đội, nhưng kinh phí dự trù lên đến gần 200 triệu đồng. Chưa hết, có không ít các đội bóng mà ông bầu bạo chi đến cả trăm triệu đồng để thuê và trả lương cầu thủ. Rất nhiều những gương mặt cựu trào của bóng đá đỉnh cao, các cựu tuyển thủ ĐTQG futsal Việt Nam, cũng như các nhóm “đá phủi” kiếm tiền… đều hội tụ về đây.
Chúng tôi đang nói đến giải bóng đá các đội mạnh ngành café – Cúp Hải Phương Nam lần đầu tiên được tổ chức năm 2012. Nghe mà hoảng hốt, khi ngay lúc này, tại các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, các ông bầu lũ lượt rủ nhau bỏ của chạy lấy người.
Nói không với chuyên nghiệp
Do tầm vóc chỉ ở cấp độ bán chuyên (chứ không phải giải futsal VĐQG), lại lần đầu tiên được tổ chức, nên BTC đã ra chế tài các CLB không được phép đăng ký các cầu thủ chuyên nghiệp vừa dự mùa giải 2012 (V-League và giải hạng Nhất), cũng như các đương kim tuyển thủ QG môn futsal, còn từ năm 2012 đổ về trước thì vô tư. Tuy nhiên, chừng đó đủ để “ngàn sao hội tụ” về nhà thi đấu Rạch Miễu trong những ngày qua.
Bóng đá “phủi” đang rất thịnh hành ở nhiều nơi tại Việt Nam, đặc biệt là ở TP.HCM. Ảnh: Trần Hải
Theo tính toán của giới quần đùi áo số, trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát và bóng đá đỉnh cao có nguy cơ đổ bể, họ chỉ cố gắng phấn đấu đạt ngưỡng thi đấu ở V-League, hạng Nhất hoặc các CLB futsal chuyên nghiệp hoặc nữa là ĐTQG futsal một mùa giải hay ít nhất một lần để gắn mác cho mình. Sau đó, họ bỏ ngang cuộc chơi và quay lại với bóng đá phong trào, sàn đấu được xem là rất màu mỡ, thậm chí là thời thượng.
“Cuộc đời, sự nghiệp của một cầu thủ chuyên nghiệp như trò chơi may rủi. Chấn thương có thể đến bất cứ lúc nào và ngoài ra, nguy cơ thất nghiệp cứ treo lơ lửng trên đầu. Ở các sân bóng phong trào hoặc giải đấu dạng bán chuyên được tổ chức dầy đặc và rộng khắp, chúng tôi có rất nhiều việc làm. Không có những vụ chuyển nhượng tiền tỷ, nhưng thu nhập cũng hòm hòm, đủ để trang trải cuộc sống”, Huỳnh Anh Lộc, cầu thủ vừa đá giải hạng Nhì 2012 cho Trẻ Sài Gòn, tâm sự.
Không đùa và theo điều tra của chúng tôi, ở TP.HCM nói riêng và bóng đá phong trào Việt Nam nói chung, rất nhiều cầu thủ đang sống khỏe với nghề “đá phủi” kiếm tiền. Họ nhẵn mặt ở các giải đấu cấp ngành, cụm hay khu vực; từ sân trong nhà ra đến sân mini cỏ nhân tạo và sân 11 người, ví như giải Các đội mạnh ngành café 2012 với những ông bầu bạo chi như đã nhắc. Lương cứng dao động từ 2 đến 4,5 triệu đồng/tháng/người, chưa tính thưởng và tiền phí ra sân…
Phong trào hóa, tại sao không?
Khi các ông bầu bóng đá liên tục rủ nhau bỏ cuộc chơi, bóng đá Việt Nam cấp CLB phải vá víu và phải chỉnh sửa cả hệ thống thi đấu, cách tính điểm…, gây nhiều tranh cãi. Nhận định chúng ta đang trở về với vạch xuất phát sau 12 năm làm bóng đá chuyên nghiệp và những người thích đùa cho rằng, bóng đá Việt Nam đang được phong trào hóa. Không hề quá lời và không ngoa ngoắt, bởi hầu hết những nhận xét ấy đều rất có cơ sở.
Ngay cả lúc thịnh nhất của bóng đá kim tiền và đến giờ, người ta vẫn chưa quên câu nói để đời của chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, ông gọi “nền bóng đá nghiệp dư hưởng lương chuyên nghiệp”. Quả thật là sau 12 năm lên chuyên, bóng đá Việt Nam chưa làm gì được nhiều, với chức vô địch AFF Cup 2008 đầy may mắn là điểm nhấn, bị xem là quá ít so với những đầu tư của Nhà nước và của tư nhân. Cấp CLB, cũng chỉ mỗi B.BD từng một lần lọt vào bán kết AFC Cup (2009).
Sau rất nhiều cuộc bể dâu, người ta đã và đang kêu gọi, hãy trả lại bóng đá trở về với giá trị thật của nó. Tức là trở về với nghiệp dư, với phong trào? Như thế có khi lại hay, khi xét những tiêu chí rất khả quan của bóng đá phong trào. Không những nhà nhà có lợi, người người có lợi (vừa rèn luyện sức khỏe để lao động sản xuất, vừa việc làm, có thu nhập ổn định), mà các doanh nghiệp cũng có lợi trong việc quảng bá, bởi đơn giản nó thật và gần gũi.
“Chúng tôi quyết định đầu tư giải hoành tráng, một mặt cổ vũ phong trào đá bóng, mặt khác cũng tạo ra các kênh quảng bá, thắt chặt quan hệ với các đối tác, bạn hàng. Cty Hải Phương Nam của tôi cũng đang sở hữu một đội bóng bán chuyên rất có nghề”, ông bầu Bùi Anh Quân chia sẻ. Nói đến đây mới thấy, chủ trương mới (mà cũ) của HFF (LĐBĐ TP.HCM) đầu tư trở lại bóng đá phong trào, bóng đá học đường, không phải không có lý.
Tất cả đều đã biết, cựu tuyển thủ QG Nguyễn Ngọc Thanh (hiện thuộc biên chế SHB.ĐN) từng trưởng thành từ CLB Đức Phát (đội bóng tính đến nay đã có gần 20 năm tuổi đời), hay cựu đội trưởng ĐT futsal Việt Nam, Hà Bảo Minh, từng đá cho Đại học Hồng Bàng; Ngọc Hùng (Đại học Dân lập Kỹ thuật Công Nghệ TP.HCM, từng khoác áo TMN.CSG, V.NB…) hay Huỳnh Hải Thịnh (K.KG), Hải Dương (đội trưởng TĐCS.ĐT)… Bóng đá “phủi” rõ ràng không hề thiếu người tài.
** Hãy nhấn LIKE để nhận TIP MIỄN PHÍ mỗi ngày:  http://www.facebook.com
** Hướng dẫn cách truy cập đường link vào SoiKeo.com mới nhất:
Nếu bạn không thể truy cập vào được website http://www.soikeo.com thì xin liên hệ số điện thoại 0988 68 98 18 để được hướng dẫn thêm thông tin chi tiết hoặc truy cập vào các đường link phụ thay thế Soi Kèo ngay dưới sau đây:
http://soikeo.vn -   Tên miền chính http://tipbongda.info
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét